Thursday, October 14, 2021

Bình luận bài viết láo: BÀ NĂM SA ĐÉC VÀ GIAI THOẠI VỀ "BÁNH BAO CẢ CẦN" Tác giả: Vô danh. Nhưng đăng bởi Trần Quang Hải trong doncataitu.blogspot.com

 Phần I: Bài viết láo: BÀ NĂM SA ĐÉC VÀ GIAI THOẠI VỀ "BÁNH BAO CẢ CẦN" Tác giả: Vô danh. Nhưng đăng bởi Trần Quang Hải trong doncataitu.blogspot.com

Thời kỳ trước 1975 có một dạo thiên hạ, báo chí đề cập khá nhiều về “bánh bao Cả Cần”, không phải ở cái bánh bao ngon, mà vì nó có liên quan đến người nữ nghệ sĩ tài danh Bà Năm Sa Ðéc, và câu chuyện như sau:

Số là sau biến cố Tết Mậu Thân nghệ thuật cải lương khốn đốn, nghỉ hát dài dài, nghệ sĩ ai cũng phải tìm thêm một nghề khác để sống tạm chờ thời. Và riêng Bà Năm Sa Ðéc thì làm thêm nghề bán bánh bao tại đường Nguyễn Tri Phương ở gần Ngã Sáu Chợ Lớn. Lúc đầu bà chỉ gởi nhờ một nồi hấp bánh bao trong tiệm ăn, và chỉ dùng phấn viết chữ “bánh bao Cả Cần” trên tấm bảng nhỏ dựng trước nồi hấp bánh.

Là một nghệ sĩ được nhiều người biết tên, biết mặt nên được bà con mua bánh ủng hộ khá nhiều, và dần dần thì chiếc nồi hấp bánh lớn hơn, tấm bảng vẽ bằng sơn cũng lớn hơn.

Theo như một số người thì bánh bao Cả Cần là đặc sản của một tiệm nào đó ở miền Tây từ lâu đời và cũng có tiếng. Không biết do ai điềm chỉ mà Bà Năm Sa Ðéc đã tự mang nó lên Sài Gòn, để sống đắp đổi trong lúc nghề nghiệp chính là sân khấu của bà đang gặp cơn khủng hoảng.

Trong khi đó thì một người khác có lẽ quê hương ở miền Tây, biết rành rẽ hơn về bánh bao Cả Cần, và người này đã thương lượng với người sản xuất mua lại nhãn hiệu nói trên, mang lên khai thác ở Sài Gòn. Có điều là người này đã làm đủ mọi thủ tục mua bán món hàng đặc sản ấy, bằng cách đem nhãn hiệu “bánh bao Cả Cần” cầu chứng ở tòa thương mãi, xin giấy phép ở sở vệ sinh, đồng thời đem đi viện Pasteur phân chất kiểm nghiệm đàng hoàng, có nghĩa là chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc làm hợp pháp.


Khi vấn đề pháp lý đã xong, thì người này một mặt trương bảng “Bánh Bao Cả Cần” thật lớn ở vùng Phú Nhuận, và mặt khác đưa Bà Năm Sa Ðéc ra tòa về tội mạo nhận nhãn hiệu và xin lệnh dẹp bảng của bà.

Cảnh sát Quận 5 thi hành án lệnh tòa, khiến Bà Năm Sa Ðéc kêu trời như bộng. Báo chí loan tin, nhiều cuộc phỏng vấn được lên báo đã khiến cho bánh bao Cả Cần nổi tiếng, và dĩ nhiên người có nhãn hiệu hợp pháp kia mỗi ngày bỏ tiền đầy túi, đếm mệt nghỉ! Lúc bấy giờ người đi xe Honda dừng lại mua bánh bao từ sáng đến chiều, từ ngày đến đêm bán không kịp.

Riêng Bà Năm Sa Ðéc vì không có giấy phép phải dẹp bảng, mang nồi hấp bánh đem về nhà bán lén lút. Thế nhưng, người kia đâu để cho yên, mướn thám tử theo dõi và một lần nữa bà Năm bị lôi thôi, rắc rối.

Lúc bấy giờ có người hướng dẫn cho bà nhờ luật sư thưa ngược trở lại rằng bà là người “đi trước”. Nhờ báo chí bênh vực và tòa án cũng “thông cảm” nên cho Bà Năm Sa Ðéc được bán bánh bao Cả Cần trở lại song song với tiệm kia, và cũng phải xin giấy phép đóng thuế đàng hoàng. Thế là thời gian sau người ta thấy ở Sài Gòn có đến hai tiệm bánh bao Cả Cần là vậy.

Lúc bấy giờ có dư luận nói rằng nếu như không phải là Bà Năm Sa Ðéc bán bánh bao, mà là một người nào đó thì chẳng có chuyện gì hết, bởi bánh bao Cả Cần chẳng ngon gì hơn bánh bao của tiệm nước Chú Ba ở Chợ Lớn. Người kia đã nhắm vào cái nghệ danh “Bà Năm Sa Ðéc”để làm lớn chuyện, coi như một cách quảng cáo tinh vi, dùng tên tuổi của bà để mà hốt bạc vậy!

Tiện đây cũng nói thêm về tiểu sử, sự nghiệp của Bà Năm Sa Ðéc một nghệ sĩ nổi danh hằng mấy chục năm. Bà sinh năm Mậu Thân (1908). Có lẽ năm 1968 là năm tuổi đáo tuế của bà nên bị xui xẻo chăng? Thập niên 1930 bà theo gánh hát bội, rồi chuyển sang cải lương nổi tiếng với những vai trò diễn xuất tự nhiên mà người xem tuồng tưởng như thật: Vai bà mẹ chồng của cô Diệu trong tuồng Lá Sầu Riêng, và vai mẹ chồng cô Loan trong vở Ðoạn Tuyệt, cả hai vai đều là bà mẹ chồng sang trọng, trưởng giả, phong kiến....
Bà Năm Sa Ðéc là vợ của nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, sống với ông từ 1947 đến 1988 thì qua đời tại Sài Gòn ở tuổi 81. Trong nghệ thuật sân khấu người ta rất hiếm khi tìm được một đào mụ nào xuất sắc như bà. Cái hay của Bà Năm Sa Ðéc là khi đến tuổi tứ tuần, bà từ chối các vai trẻ, mà rèn luyện vai già cho thích hợp, do đó mà bà nổi tiếng rất lâu. Chớ không như những đào già khác đã ngoài 60 mà vẫn còn đòi đóng vai gái 17, 18 gây khó chịu chướng mắt cho khán giả.jeudi 10 mars 2011 06:18:52

http://my.opera.com/HoBaoTran/blog/ba-nam-sa-dec-va-giai-thoai-ve-banh-bao-ca-can
Phần II: Trả lời và bình luận của Mỹ Tiên, con gái lớn ÔB "Ông Cả Cần"

Ngày 02 tháng 9 năm 2012, Ô Trần Quang Hải có đăng lại bài “Ăn hủ tíu Cả Cần nhớ bà Năm Sa Đéc” của tác già Huy Nguyễn viết năm 2011,  Thứ bảy, 10/12/2011, trên blog của ông:

http://doncataitu.blogspot.com/2012/09/huy-nguyen-hu-tiu-ca-can-nho-ba-nam-sa.html?q=nam+sa+dec

 Bài này được lấy từ

http://www.thesaigontimes.vn/Home/giaitri/quanxa/67585/An-hu-tiu-Ca-Can-nho-ba-Nam-Sa-Dec.html

Nội dung bài viết rất đúng với sự thật là bà Năm Sa đéc được chủ nhân quán Hủ Tíu và bánh bao Ông Cả Cần nhờ đứng ra quảng cáo cho sản phẩm của quán ăn (Có thù lao quảng cáo).

 

-- Sự liên hệ giữa quán Mỹ Tiên, bánh bao Ông Cả Cần đã được viết ra một cách trung thực nhất bởi gia đình Ông Cả Cần, có đầy đủ các dẫn chứng:

https://mytienrestaurant.blogspot.com/2015/10/banh-bao-ong-ca-can-co-lien-he-voi-nghe.html

 

Nhưng trước đó, Ô Trần Quang Hải vào ngày 23 tháng tám 2012 đã cho đăng bài” Bà Năm Sa Đéc và giai thoại về bánh bao Cả Cần:

http://doncataitu.blogspot.com/2012/08/ba-nam-sa-ec-va-giai-thoai-ve-banh-bao.html?q=nam+sa+dec

với tác giả vô danh. Nội dung bài báo từ đầu đến cuối toàn là các câu chửi đến một người (tác giả không dám nêu thẳng tên họ) với ám chỉ rõ rệt là người xấu với các mánh khóe lừa lọc tìm cách sang đoạt những gì bà Năm Sa Đéc tạo ra với tô hủ tíu và cái bánh bao.

 

Đọc kỹ thì thấy người bị ám chỉ là Ba của tôi, Ông Trần Phấn Thắng cũng là chủ nhân và người sáng chế ra bánh bao Ông Cả Cần, các quán Mỹ Tiên, Túp Lều Lý Tưởng và Ông Cả Cần tại Saigon:

https://mytienrestaurant.blogspot.com/2015/09/banh-bao-ong-ca-can-vai-hang-lich-su.html

 

- Đăng một bài báo với tác giả vô danh và với toàn những câu nói xấu giấu mặt người khác thì chỉ có những người VÔ LIÊM SỸ mới làm được. Với bài này Trần Quang Hải đã làm được chuyện này.

 

Bài báo có 12 đoạn. Mỗi đoạn vài câu ngắn. Ngoài các đoạn 1,11 và 12 nói về cá nhân hay các việc không liên hệ đến lời tựa của nghệ sỹ bà Năm Sa Đéc thì các đoạn khác đề̀u chăm chú vào nói láo, gán ghép, tưởng tượng và hư cấu vào những điều không có rồi gán ghép vào chủ nhân của quán Ông Cà Cần nhưng lại không nêu chính danh:

 

- Đoạn 2: Bà Năm Sa đéc chưa bao giờ mở tiệm hủ tíu hay bánh bao. Chính người nhà bà Năm Sa Đéc KHẲNG ĐỊNH ĐIỀU NÀY.

http://baotintuc.vn/van-hoa/chuyen-ba-nam-sa-dec-20141225092400842.htm

http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Cuoc-doi-truan-chuyen-cua-nghe-si-Nam-Sa-dec-364954/

 

- Đoạn 4: Sản phẩm bánh bao Ông Cả Cần là do Ông Thắng làm ra, Bà Năm Sa đéc chưa bao giờ kinh doanh trong lãnh vực nhà hàng thì đoạn này viết láo trắng trợn, còn tưởng tượng các điều lâm ly, ai oán như: Khủng hoảng sân khấu, nghệ thuật khốn đốn để làm nổi lên lòng trắc ẩn của người đọc. Thật là khốn nạn cho tác giả bài viết. Không biết có phải vì lý do láo này mà không ký tên bài viết chăng. https://mytienrestaurant.blogspot.com/2015/10/banh-bao-ong-ca-can-co-lien-he-voi-nghe.html

 

- Đoạn 5-10̀ Đúng là nghe lời đồn rồi tưởng tượng gán sự việc cho bà Năm Sa Đéc. Thực ra kiện tụng là giữa chủ nhà và người mướn không dính dáng gì tới bà Năm Sa đéc. Tất cả sự việc đã được viết rõ tại đây:

https://mytienrestaurant.blogspot.com/2015/09/banh-bao-ong-ca-can-vai-hang-lich-su.html

Đây lại là lối viết cẩu thả, gán ghép, đặt điều của tác giả. Chỉ có bọn việt cộng mới làm được thôi. Nhục cho người cầm bút.

 

- Nếu để ý đến cuối bài thì thấy có đề ngày tháng bài viết được hoàn thành: Jeudi 10 mars 2011 bằng tiếng Pháp: Từ đó, có thể cho thấy bài viết được viết bởi một người biết tiếng Pháp, ở Pháp lâu năm, quen lối vọng ngoại chen tiếng Pháp vô câu chuyện nên quên chuyện bên quê nhà như Ô Trần Quang Hải vậy. Do đó mới có lối viết cương láo, tưởng tượng như vẩy.

 

- Tôi không tin tác giả là Trần Quang Hải vì năm 1994 Ô Hải đã cùng Ba tôi chuyện trò, ăn uống và 1 lần trước đó (1992) có cả bà Bạch Yến vợ Hải tại quán Ông Cả Cần trước khi Ba tôi mất vào năm 2001. Tôi có chứng kiến Ô Hải biểu diễn sở trường với 2 cái muỗng tại nhà hàng Ông Cả Cần tại Montréal. Chúng ta có thể nói là Ô Hải đã biết lịch sử Ông Cả Cần rất rõ rồi. Vậy mà 11 năm sau, Hải lại cố tình đăng bài này cố ý vu khống một người không tên, có hình tượng là Ba tôi. Có thể nào Hải là tác giả bài viết này chăng ? Nếu thế thì đểu quá. Hy vọng không phải là Hải.

 

- Bà Năm Sa Đéc là người làm quảng cáo cho quán Mỹ Tiên và quán Túp lều lý tưởng như danh hài Thanh Việt có thù lao cộng thêm các ̣đặc quyền khác. Gia đình nghệ sỹ bà Năm Sa Đéc có khẵng định trong các bài viết trên mạng rất dễ kiễm chứng. Hơn nữa, các con cháu đó của bà Năm đều vẵn còn sống nên rất dế kiễm chứng. Vậy mà tác giả bài viết không kiểm chứng. Chắc tại ngồi trong 1 xó góc khuất nà̀o đó tận bên Pháp nên không dùng được các phương tiện liên lạc hiện đại. Điều này cũng đúng luôn cho Ô Hải khi đưa bài này lên blog. Tiện đây cũng xin dùng 2 chữ Pháp để kết luận đối với Ô Hải: PAUVRE LUI !.


Mỹ-Tiên,
October 12-2021

Sunday, September 15, 2019

Bánh Bao Mỹ Tiên đặc biệt nhân thị̣t heo + 2 trứng gà muối + trứng thường

Bánh Bao Mỹ Tiên đặc biệt nhân thị̣t heo + 2 trứng gà muối + trứng thường


Ngoài các loại bánh bao vẫn bán tại nhả hàng Mỹ Tiên với 4 loại nhân: Thịt heo, Thịt gà, Xíu mại + Tôm và Xá xíu +Tôm, hôm nay nhà hàng Mỹ Tiên cho ra lò thêm một loại Bánh Bao mới: Bánh Bao đặc biệt với nhân có
2 trứng gà muối + trứng thường lớn hơn các loại bánh bao trước.

Bánh bao trứng mưối đâu có gì lạ mà phải đợi đến bây giờ mới bán ?

Đúng !. Bánh bao trứng muối không phải là sản phẩm mới. Bánh bao trứng muối đã có bán tại Saigon, Việt Nam và các nơi khác từ lâu lắm rồi. Nhưng tại Canada thì chưa. Bánh bao "Ông Cà Cần" - tiền thân của bánh bao Mỹ Tiên cũng chưa bao giờ có bánh bao trứng muối.

Lý do:
- Trứng bên bắc Mỹ này phần đông là trứng gà. Trứng vịt thì hiếm và đắt
- Chúng tôi không muốn dùng trứng vịt muối của bọn tàu cộng (made in china), tuy rẻ nhưng độc hại, Trứng bị nhuộm màu vàng cam trông rất bắt mắt nhưng độc. Mọi người đều biết nên tránh không đụng đến. Vậy làm bánh bao trứng vịt muối tàu cộng thì không bán cho ai được. Người tàu còn tránh không xài đồ tàu cộng làm ra mà. Tẩy chay hàng tàu cộng là an toàn sức khỏe của khách hàng cũng là châm ngôn của nhà hàng Mỹ Tiên.

Do đó:
- Bánh bao trứng muối bán tại nhà hàng Mỹ Tiên là bánh bao trứng GÀ muối
- Trứng gà được muối tại nhà hàng KHÔNG HÓA CHẤT, KHÔNG NHUỘ̣M MÀU
- Tròng đỏ GÀ muối có thêm MỘT ĐẶC ĐIỂM là không mặn như trứng vịt muối.
- Trứng gà muối không TANH như trứng vịt muối.

Bánh bao Mỹ Tiên đặc biệt có 2 tròng đỏ trứng Gà muối cộng thêm 1/4 trứng gà thường nên rất thơm, bùi và không mặn. Bánh bao này lớn tương đương như bánh bao Ông Cả Cần "Đường sơn ̣đại huynh" khi xưa tại Saigon.

Buổi sáng điểm tâm bằng bánh bao Mỹ Tiên với một ly cà phê sữa nóng thì thật là ấm bụng.


Vinh,
15 tháng 09 năm 2019

Saturday, July 6, 2019

Mì chú Thoòng “Ông Cả Cần”


Mì chú Thoòng “Ông Cả Cần”


Quán Mỹ Tiên có một món có số bán nhiều nhất, chỉ thua cái bánh bao Mỹ Tiên thôi. Đó là MÌ CHÚ THOÒNG




* Bảng hiệu MÌ CHÚ THOÒNG tại Quán Mỹ Tiên năm 1969 tại Saigon *










Tại sao lại có cái tên mì chú Thoòng ... hơi tàu này vậy ?

Như mọi người đã biết, các quán ăn của Ông Bà Trần phấn Thắng, từ quán Mỹ Tiên (1969-1972), quán Túp Lều Lý Tưởng(1972-1979) , quán “Ông Cả Cần” (1972-1975) rồi nhà hàng “Ông Cả Cần” (1981- hiện nay) tại Montréal, Canada. Sau đó thêm một nhà hàng Mỹ Tiên (2003 – hiện nay) cũng tại Montréal, Canada do Mỹ Tiên, con gái lớn ÔB Thắng làm chủ ĐỀU có bán mì chú Thoòng song song với các món làm nên danh hiệu quán Ông Cả Cần như Bánh Bao và Hủ Tiếu.


Vậy ngay từ lúc đầu 1969, mì chú Thoòng đã có tại quán Mỹ Tiên (Tiền thân quán Ông Cả Cần).
Nguyên thủy, món mì chú Thoòng này là món mì gõ tại Saigon của các xe mì, hủ tiếu của các người gốc Hoa rao bán khắp nẻo đường Saigon bằng hai thanh gỗ gõ vào nhau cốc cốc nên gọi là mì gõ.
Mì gõ qua tay bà Thắng thì được Việt Nam hóa, đặc thù và ngon hơn. Đặc biệt tô mì này không có “gõ” nữa nên được Ông Thắng thay tên là mì chú Thoòng. Tên chú Thoòng là ngụ ý giữ lại lai lịch tàu của món mì.


Hơn nữa, một biến thể cùa mì chú Thoòng là mì chú Thoòng KHÔ. Mì khô thì vẫn có chén nước lèo kế bên nhưng tô mì sẽ được trộn chung vào một “sốt” mì khô đặc biệt do chính bà Thắng chế ra. Và một đũa mì vô miệng kèm theo một muỗng nước lèo thì thật là ... TUYỆT. Khách hàng khi xưa của quán phần nhiều chuộng mì khô hơn mì nước còn gọi là mì “La Cai”.

Vài hàng về cái tên mì La Cai”: “La Cai” có nguồn gốc viết theo tiếng Pháp là LACAZE, là tên đại lộ Lacaze (Boulevard Lacaze) của Saigon thời Pháp thuộc trước 1950 ( https://entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Plan_Saigon_1952.pdf ). Đại lộ Lacaze chạy dài xuyên qua mhiều quận vào luôn Chợ Lớn. Về sau, đại lộ Lacaze được đổi thành đại lộ Nguyễn Tri Phuong. Quán Mỹ Tiên, quán Túp lều lý tưởng của gia đình Ông Cả Cần cũng nằm trên đường Nguyễn Tri Phương. Khúc đại lộ Lacaze trong Chợ Lớn, nằm trong khu người Hoa (Minh hương) nên có nhiều nhà hàng tàu. Nói đến nhà hàng tàu là nói đến “mì”. Do đó, mọi người quen nói “Đến khu đường Lacaze ăn mì”. Rồi thay đổi từ từ thành “Đến Lacaze ăn mì̀” rồi Việt hóa luôn thành “Đến La Cai ăn mì” và thành “mì La Cai” từ hồi nào chúng ta cũng không hay. Đặc biệt hơn nữa là khu “La Cai” có bán một thể loại “mì khô” với chén nước lèo kế bên trong khi các nơi khác tô mì đều có chan nước lèo. Vậy là chúng ta có “MÌ KHÔ” và để phân biệt, gọi luôn mì La Cai là mì khô. Một điểm thú vị là hiện nay chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều nhà hàng trên đất Mỹ lấy tên tiêm là "Mì La Cai".

Mì “La Cai” Ông Cả Cần: Mì “chú Thoòng” tại quán “Ông Cả Cần” luôn có 2 thể loại, mì nước và mì khô như đã trình bày. Các người hầu bàn thường lầm lẫn mì khô và mì nước khi giao đơn đật hàng cho nhà bếp nên nhà hàng đổi tên: mì chú Thoòng nước là MÌ, mì chú Thoòng khô là mì La Cai. Chuyện đổi tên này chỉ là nội bộ chứ không có trên thực đơn nhà hàng.

Tên “chú Thoòng” được chọn lúc đó không phải là ngẫu nhiên. Thời đó vào thập niên 1960, có phong trào đọc truyện “chú Thoòng” còn gọi là “ Lão Phu Tử” du nhập từ Hồng Kông của tác giả  họa sỹ Vương Trạch nên tên “chú Thoòng” được nhắc rất nhiều tại Saigon. Ông Thắng cũng muốn dùng tên chú Thoòng để cho vẻ hợp thời cho món mì của quán mình.


Cũng theo chiều hướng đó, quán “Ông Cả Cần” cũng đặt tên bánh bao lớn là “Đường sơn Đại Huynh”, nhỏ là “Xì trum” theo phong trào “Kiếm hiệp Kim Dung” hay truyện hoạt hình Pháp Schtroumpfs – Xì Trum.






Tô mì giản dị với hẹ và hành lá. Một nhúm sà laćh chống cho cái bánh tôm chiên không bị ngâm trong nước lèo. Thịt xá xíu luôn được làm tại nhà hàng mỗi ngày và quan trọng nhất là nước lèo trong, thanh không nặng mùi thịt heo - Đó là tô mì CHÚ THOÒNG "Ông Cả Cần" "Mỹ Tiên".


Món mì chú Thoòng của nhà hàng Ông Cả Cần hay Mỹ Tiên ngày nay vẫn giữ đúng HƯƠNG VỊ và ngon như tô mì từ tay bà Thắng làm ra năm 1969. Sợi mì không bị nát, ăn đến hết tô mì, sợi mì vẫn dai giòn. Đây là bí quyết chọn mì và trụng mì của nhà hàng Ông Cả Cần. Có người khách nói là nhà hàng Ông Cả Cần - Mỹ Tiên trụng mì rất khéo, sợi mì nhỏ trụng ra ăn rất giòn, không có mùi bột. Nước lèo (Nước dùng) thì hãy lấy ngay lời khen của khách bản xứ: On est capable de savourer le bouillon jusqu’à la dernière goutte et non besoin de boire trois litres d’eau d'après. Tạm dịch: Chúng ta có thể thưởng thức nước lèo đến giọt cuối cùng mà vẫn không cần uống ba lít nước sau đó. Nghĩa là dùng nước lèo của tô mì chú Thoòng không có các phản ứng của bột ngọt như khô miệng, tê mồm như vừa ra khỏi phòng nha sỹ, không có các dị ứng liên hệ đến bột ngọt. Hơn nữa, Nước lèo mì chú Thoòng "Ông Cả Cần - Mỹ Tiên" trong và thanh, không có mùi heo dù được nấu bằng xương heo.

Một đặc điểm nữa của mì chú Thoòng là cái bánh tôm chiên: hình thù bánh tôm chiên của tô mì vẫn là cái bánh của mì gõ Saigon với con tôm nằm giữa nhưng không có râu và đầu tôm. Dể hiểu là rất khó tìm được tôm còn râu và đầu bán tại Canada. Hương vị vẫn y như ở Saigon, dòn tan khi cắn. Khách Việt đến tiệm gọi tô mì thì 50% là vì cái bánh tôm chiên này.

Mì chú Thoòng vẫn chiếm ngôi vị độc tôn tại Montréal từ 1981 đến nay như bánh bao “Ông Cà Cần” vậy. Từ Mỹ hay Pháp hay từ các tỉ̉nh bang khác sang chơi Montréal là phải tìm thưởng thức bằng được tô mì chú Thoòng cộng thêm cái bánh bao “Ông Cả Cần” đúng gu  .... Saigon xưa.

Vinh,

Bài trên Youtube.com:
https://www.youtube.com/watch?v=1z_43-3AdAI


Sunday, June 16, 2019

Các chuyện kể về bánh bao Mỹ Tiên

Các chuyện kể về Bánh bao Mỹ Tiên

1-      Hôm qua (27-10-2017) có 1 người đến tiệm mua 1 hộp bb. Trước khi mua, bà này xin cho xem bb đã.
-          Xin anh cho tôi coi bb trước khi mua
-          Dạ, hộp nào cũng giống nhau và đều là bánh mới ra lò hồi 1giờ tối hôm qua hết đó chị
-          Tôi muốn coi trước vì lần trước mua bb về thấy hình thù không giống như mọi khi
-          Chị nói rõ hơn được không ?. Để chúng tôi biết để sửa.
-          Hình như tuần rồi, bà chủ đi Mỹ nên người khác làm bb thì phải ?. Cả võ bánh và nhân cũng không giống như mọi khi
-          Dạ, chúng tôi đâu có đi đâu đâu và mỗi chiếc bánh là do chính chúng tôi làm tại nhà hàng này mà.
-          Không giống thiệt mà, chính ông chồng tôi mua tại đây, mang về thì thấy bb trắng hơn thường lệ, ăn vô không giống bb như mọi khi.
-          À, tôi hiểu rồi. Nói đến bb TRẮNG là tôi hiểu rồi. BB Mỹ Tiên KHÔNG có màu trắng chị ơi. BB MT màu ngà ngà. Anh nhà đã mua bb ở đâu đó mang về đó. Như chị đã xem đó, BB MT không có màu trắng do không dùng các phương cách tẩy trắng. BB Ông Cả Cần, tiền thân của bbMT cũng không bao giờ có màu trắng. Vậy bb chị ăn không phải bbMT rồi.

2-      Một người đến tiệm hỏi có bán bb không nhân không ?
-          Dạ không có
-          Hỏi là vì mua bb về thằng con tôi bẻ ra ăn có cái võ không hà. Nhân bánh nó không ăn làm tôi phài ăn. Nhân ngon mà bị ăn hoài mà ăn không có vỏ bánh nữa chứ. Mà kỳ thiệt, bb mua chổ khác nó không ăn, cho vô miệng là nhè ra. Nó mới chưa đầy 2 tuổi mà đã biết phân biệt rồi. Má nó nhồi bột bb nó cũng không ăn.

3-      Một người đến mua 2 hộp bb đúng lúc bb mới ra lò nóng hổi. Nhưng 15 phút sau trở lại mua thêm 2 hộp nữa.
-          Anh mới mua bánh xong mà
-          Dạ vợ dặn mua bb về cho con mang đi học. Bb mới ra lò nóng hổi, mang vô xe, bb tỏa thơm quá, cầm không nổi, sẵn đói, chơi luôn hết 2 cái nên phải quay lại mua thêm đó.

4-      Một anh trẻ đến tiệm mua 1 hộp bb.
-          Tui từ Cali qua chơi, đi có 1 mình, đi hết cả tiếng tìm đến tiệm anh chỉ để mua hộp bb đó
-          Sao anh biết tiệm này bán bb mà đến vậy ?
-          Bên Cali, có người quen nói là đến Montréal mà không ghé tiệm Mỹ Tiên để thưởng thức cái bb hương vị OCC xưa là uổng công lắm.


5-      Có rất nhiều người không hay chưa bao giờ ăn bb, nhưng khi thử bb MT thì bây giờ là khách hàng quen thuộc của tiệm bb MT

6-      Một chị đến tiệm mua bánh bao. Trong lúc chờ thối tiền, chị nói với người bán:
-          Bánh bao tiệm này ngon lắm. Ông xã em thích bánh bao chị lắm !!!😋

7-   Một anh đến tiệm hỏi mua bb.
-     Anh cho tôi 1 cái bb
-     Dạ, bb không có bán 1 cái. Chỉ bán từng hộp 2 cái thôi
-     Tại sao vậy ?
-     Dạ, bb lúc nào cũng từng cặp chứ đâu có lẻ đâu anh !!!!! 😉

8-      Một cụ đến mua bánh bao:
-          Cho tôi 5 hộp bánh bao loại “original-nguyên thủy” ngày xưa bán tại Việt Nam đó
-          Bác mua chi nhiều vậy, 5 hộp là 10 cái bb, bác ăn sao hết
-          Cứ cho tôi 5 hộp đi, mua về mỗi sáng ăn 1 cái bb ngon, thêm 1 ly cà phê sữa là giống y như thuở xưa ở Việt Nam thì không có gì sung sướng hơn. Mổi tuần, con trai mới có thời giờ đưa đi nên phải mua nhiều. May là bánh bao tiệm này có thể giữ trong tủ lạnh được cả tuần. Thật đúng như quảng cáo của tiệm: THÍCH HỢP CHO NGƯỜI TRẺ – LÀNH MẠNH CHO NGƯỜI GIÀ.
      Ṿậy là cứ mỗi cuối tuần lại gặp ông cụ với con trai lớn đến mua 5 hộp bánh bao.

9-    Năm nay 2019, nhà hàng nhận ra có một "mốt mới" trong cộng đồng người Việt chúng ta tại Montréal: Mời bánh bao Mỹ Tiên trong các buổi tiếp tân, hội họp, lễ hỏi, lễ cưới, luôn cho tang lễ thay cho các món sushi, xôi, chè. Nhà hàng chúng tôi thành thật cám ơn mọi người đã tin tưởng vào phẩm chất của bánh bao Mỹ Tiên.

10- Hôm nay (01 tháng 08, 2019) tiệm Mỹ Tiên có một ông khách đến mua bánh bao rồi đột nhiên hỏi:
-     Bánh bao bán tại tiệm, anh lấy mối hay làm tại tiệm
-     Dạ, bánh bao bán tại tiệm là phải làm tại tiệm chứ anh
-     Người ta nói bánh bao tại tiệm anh là bánh bao Ông Cả Cần nhưng tên tiệm là Mỹ Tiên nên tôi hỏi
-     Đúng rồi anh, nhưng chủ nhân tiệm Mỹ Tiên là con gái lớn Ông Bà "Ông Cả Cần" và cũng tên là Mỹ Tiên. Bánh bao này do chính tay bà chủ Mỹ Tiên làm ra. Vậy đúng là bánh bao Ông Cả Cần khi xưa rồi.
      Vậy là ông khách yên trí mua đúng bánh bao Ông Cả Cần, trả tiền 2 hộp bánh bao 4 bánh và rời tiệm.

11- Một chị khách hàng đến mua 5 hộp bánh bao nhân tiện kể chuyện đứa con 10 tuổi ăn bánh bao:
-    Bữa trước, đến tiệm mua 2 hộp 4 cái bánh bao. Tối đến, nó ăn 1 lúc 3 cái bánh bao (bình thường một cái một người là đủ no).
-     Xong rồi nó nói: Ngon quá Má ơi, ăn nữa được không ?.
-     Trời đất !. 3 cái rồi mà.   Thôi lần sau má mua nhiều hơn.

Bánh bao Mỹ Tiên rất đễ nuốt không như bánh bao bán chỗ khác, chỉ ăn 2 miếng là bột nó chặn ngay cổ họng rồi, không ăn tiếp được.

12- Hôm nay (23-09-2019), có người khách điện thoại lại nhà hàng than phiền là bánh bao mua hôm trước có mùi vị khác với mọi lần mua trước:
-     Nhân bánh bao Mỹ Tiên lần này có mùi vị khác anh ơi
-     Xin chị giải thích rõ hơn
-     Anh có đổi gì không mà mùi vị không giống bánh bao Ông Cả Cần
-     Chị mang lại nhà hàng cho tôi xem, bánh bao mới ra lò thì phải giống nhau thôi
Sau khi xem lại thì ... ôi thôi... đúng là mùi vị khác hơn rồi. Thì ra là nhân bánh bao lần đó do khan hiếm bắp cải nên nhà hàng thay vào bằng rubitaga (một loại củ nội địa Canada giống như củ cải) nên mùi vị nguyên thủy thay đổi.
Nhà hàng đổi liền bánh bao cho người khách.

Vậy mới nhận ra là khách hàng rất tinh tường, thay đổi chút xíu là khách nhận ra ngay mùi vị khác. Nhưng chúng tôi cũng rất vui vì chính cái mùi vị đặc thù của nhân bánh bao này đã tạo nên danh tiếng cho bánh bao Ông Cả Cần.

13- Ngày 03-10-2019, trên youtube N10TV của Trương Quốc Huy có đề cặp đến vấn đề "Chính quyền nào nhân dân đó" ý nói dân chúng phải gian dối giống bọn cộng sản thì mới sống được với bọn chúng. Ở phút thứ 39:35, Anh Huy có nhắc đến bánh bao Cả Cần tại VN, nói bây giờ có rất nhiều chỗ treo bảng Cả Cần, thằng nào cũng nói nó là chính gốc hay chính hiệu nên không biết thằng nào là thiệt, thằng nào là giả.
     https://youtu.be/UN_86b8AGxc
     Hi hi, chúng tôi có thể trả lời câu hỏi này chính xác đến 1000 % luôn: Tất cả gia đình "Ông Cả Cần" đều đã ĐỊNH CƯ tại Canada từ 1979 nên tất cả tiệm hay quán Cả Cần tại VN ĐỀU là GIẢ.

14- Hôm nay (16-10-2019) tình cờ xem được 1 bài trên mạng nói về bánh bao chú Son tại Saigon
      https://thanhnien.vn/doi-song/ky-la-xe-banh-bao-nha-lam-40-nam-giua-sai-gon-chi-ban-dung-100-caingay-1118153.html
      Khi đọc đến phần bình luận thì có người viết như sau:
      Vũ mạnh hải- 26/09/2019
Sống 37 năm ở sài gòn mới nghe cái tiệm bánh bao này ! Ahi hi hi vui quá. Chắc mai mua bánh bao cả cần ăn mới được
Bánh bao chú Son bán dạo thì có liên hệ gì tới bb cả cần ?. 
      Nếu chúng ta nghĩ là bb làm theo lối VN, mùi vị VN thì gọi là bb Cả Cần thì gia đình "ÔngCả Cần" chúng tôi thật hân hạnh. Vậy là bb do người Việt làm thì gọi là bb Cả Cần để phân biệt với bb tàu. Thật là vui.

15- Niềm vui trên biến luôn thành một VINH HẠNH cho gia đình "Ông Cả Cần" khi được biết qua Internet:
- Làm bánh bao cho gia đình ăn cũng nói là làm BB Cả Cần
- Dạy làm BB cũng nói là dạy BB Cả Cần
- Bán BB hay bỏ mối BB cũng nói là BB Cả Cần
- Mở tiệm bán BB cũng là tiệm BB Cả Cần hay Ông Cả Cần
     Hiện tượng lấy tên BB Cả Cần này không phải là một việc riêng lẻ nữa mà là phổ thông cùng hết Saigon-Chợ-Lớn lan ra luôn các vùng phụ cận, leo vô từng gia đình khi đề cập đến bánh bao Việt.
https://www.youtube.com/watch?v=S4O2Z-FVKEI
https://www.blogger.com/blog/post/edit/2745635190339507722/297597742642896059

16- Có ngưởi hỏi: Hương vị BB Bắc và Nam khác nhau ra sao:

Tôi cố gắng giải thích: Trước tiên, xin mọi người đừng nghĩ đến kỳ thị Nam & Bắc hay gì khác vào đây.

Tóm tắt: Bb có nguồn gốc bên tàu và hiện diện hầu như trên toàn thế giới. Bánh bao đi đến đâu thì được biến đổi thích ứng với địa phương, khẩu vị và nguyên vật liệu nơi đó.

Đến Nhật, được gọi là Nikuman

Đến Phi-luật-Tân thì Siopao

Đến Na-Uy gọi là Komle

Bên đảo Hawaii, họ gọi là Manapua

Sang Việt-Nam, ta gọi là bánh bao   v...v...

Do đó, hương vị cũng rất đa dạng. Riêng VN chúng ta, bb có rất nhiều hương vị tùy từng vùng, tỉnh, thành phố và luôn cả giai đoạn lịch sử của đất nước. Thí dụ: Phẩm chất và hương vị tô phở miền bắc không thể so sánh với phở miền nam thời trước 1975. Bb hay các món khác cũng vậy. Miền bắc cũng có rất nhiều món với hương vị rất đặc thù. Rất nhiều món tôi đã được thử với làn sóng di cư từ 1954 đến nay.

Bb OCC nói riêng: OCC đã biến đổi hoàn toàn hương vị “tàu” thành hương vị Việt. Xin đọc thêm ở đây về bb OCC:

http://mytienrestaurant.blogspot.com/2017/09/banh-bao-ong-ca-can-vi-sao-noi-tieng.html


Vinh,
June 16-2019

https://youtu.be/gsG0wrD98mA

Sunday, February 3, 2019

Bánh bao Mỹ Tiên trong Hội Chợ Tết KỶ HỢI 2019 tại Montréal, Canada

Bánh bao Mỹ Tiên trong Hội Chợ Tết KỶ HỢI 2019 tại Montréal, Canada.

Ngày 27 tháng 01 năm 2019.

Hàng năm cộng đồng người Việt Quốc Gia trên thế giới đều tổ chức các Hội chợ TẾT, mang đến hương vị quê nhà cho người Việt xa quê hương, đang lánh bọn quỷ đỏ cộng sản tại đất Việt Nam.

Cũng trong tinh thần trên, Bánh Bao Mỹ Tiên (hậu thân bánh bao Ông Cả Cần) trong Hội Chợ TẾT Kỷ Hợi 2019 tại Montréal, Canada do cộng đồng người Việt Quốc Gia vùng Montréal tổ chức, mong góp phần gửi đến chiếc bánh bao đậm đà đầy hương vị quê nhà như trước năm 1975.


Équipe bốn người sẵn sàng với ba lò vi sóng và cà ngàn bánh bao sẽ đượ̣c tiêu thụ trong vòng 5 giờ.

Chương trình có sự đóng góp của các nghệ sỹ đến từ Mỹ


Gian hàng bánh bao được hổ trợ với 2 bánh bao mẫu tổ chảng


Khách xếp hàng mua bánh bao


Toàn cảnh Hội chợ Tết Kỷ Hợi có thể xem tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=oPf69aE-kA0

https://www.youtube.com/watch?v=SGFFZftlhfE


Vinh,

Tuesday, February 6, 2018

Bánh bao Mỹ Tiên trong Hội Chợ Tết MẬU TUẤT 2018 tại Montréal, Canada

Bánh bao Mỹ Tiên trong Hội Chợ Tết MẬU TUẤT 2018 tại Montréal, Canada


Như đã trở thành thông lệ hàng năm, Bánh Bao Mỹ Tiên vẫn có mặt trong Hội Chợ TẾT Mậu Tuất 2018 tại Montréal, Canada do cộng đồng người Việt Quốc Gia vùng Montréal tổ chức.

Ngày 04 tháng 02 năm 2018.


Hai chị em Mỹ Tiên, Mỹ Trinh và thêm một khuôn mặt mới Kim Linh



Tam nương bánh bao Mỹ Trinh, Kim Linh, Mỹ Tiên



Kim Linh, khuôn mặt mới năm nay không ai khác hơn là tài tử ... bánh bao đến từ Hồng Kông ... bên hông Chợ Lớn.


Năm nay, Bánh bao Mỹ Tiên được một vinh hạnh rất lớn: Viếng thăm của tiến sỹ Trương công Hiếu và phu nhân. Tiến sỹ Hiếu vừa nhận được huy chương cao quý nhất Canada, L'ORDRE DU CANADA, do toàn quyền Canada bà Julie Payette trao tặng ngày 29 tháng 01 năm 2018. Huy chương này được tạo ra vào năm 1967 bởi Nữ hoàng Elizabeth II, L'Ordre du Canada, một trong những vinh dự dân sự cao quý nhất, công nhận thành tích xuất sắc, sự cống hiến cá nhân nổi bật cho cộng đồng hoặc đóng góp phi thường cho đất nước Canada.

Huy chương này được Tiến sỹ Hiếu đeo và bên cạnh là quốc kỳ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Cộng đồng người Việt hải ngoại rất hãnh diện.

Tiến sỹ Trương công Hiếu là cựu giám đốc xưởng đúc tiền hoàng gia Canada, cũng là người có công sáng chế ra cách in màu không hao mòn lên các đồng tiền bằng kim loại và phương pháp mạ trên thép thay cho đồng, kẽm và nhôm . Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã theo phương cách của tiến sỹ Hiếu để in các đồng tiền màu.

Một cơ xưởng in tiền hoàng gia Canada tại thành phố Winnipeg, Manitoba cũng được đặt tên tòa nhà tiến sỹ Hiếu C. Trương.



Riêng với bánh bao Mỹ Tiên, chúng tôi cũng được tiếng thơm lây khi được tiến sỹ Hiếu trao tặng cuốn album lưu niệm lúc ông nhận huy chương cao quý nhất Canada. -Xem hình.


Ha ha ha, tài tử Hồng Kông Kim Linh trong chiếc áo dài Viêt Nam trông cũng thướt tha lắm



Năm nay dù tuyết rơi đầy trời nhưng gian hàng bánh bao vẫn được đồng hương chiếu cố tận tình, nên sau 6 tiếng, hơn 900 bánh bao Mỹ Tiên đủ loại đã hết sạch. Vậy là vượt qua số bánh bán năm ngoái. Bánh bao không những được mọi người ăn tại chỗ còn được mua mang về nữa,

Nhà hàng Mỹ Tiên thành thật cám ơn Cộng Đồng người Việt vùng Montréal, Ottawa và Toronto CANADA

Tường trình về hội chợ, xin vào youtube.com như sau:

https://youtu.be/_GmFpHIPjQE

https://youtu.be/_IjX2fwvbcU


https://youtu.be/kjblNNF9ocA          part 1
https://youtu.be/6ZVg3fN0me4        part 2

https://youtu.be/iK1EuqNJHao


Vinh,